Gần đây, trên một
số trang mạng xuất hiện cái gọi là khẩu hiệu: “Chúng ta là tự do” hòng tuyên
truyền, kêu gọi và kích động người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài chống
Đảng, nhân dân và dân tộc. Đây là thủ đoạn tập hợp lực lượng rất thâm độc của
các thế lực thù địch, phản động. Chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh
loại bỏ.
Cùng
với các hoạt động tán phát tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi
phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do, dân chủ…, các thế lực thù địch ở nước
ngoài ra sức kêu gọi người dân đấu tranh vì “tự do, dân chủ, nhân quyền”; kêu
gọi chính phủ các nước phương Tây can thiệp, ủng hộ. Thậm chí, các tổ chức phản
động người Việt ở nước ngoài còn kêu gọi người dân trong và ngoài nước hãy cùng
nhau đứng dậy biến năm 2015 thành năm hành động cho Việt Nam, với cái gọi là:
“Chúng ta là tự do”.
Thoạt nghe, người ta, nhất là những người nhẹ dạ cả tin
sẽ dễ lầm tưởng lời kêu gọi khẩn thiết, vô vọng ấy có vẻ có lý. Còn đối với
người Việt Nam đích thực, những người đã thấu hiểu từng “chân tơ, kẽ tóc”lòng
lang dạ sói của những kẻ đề xướng về cái gọi là “chúng ta là tự do” ấy thì
không thể mắc lừa, càng không thể rơi vào cạm bẫy mà chúng giăng ra. Hãy xem
thực chất của “Chúng ta là tự do” mà các thế lực thù địch đang rêu rao là gì? Bằng
những vỏ bọc kín, với những cụm từ mỹ miều, như: “tự do tư tưởng”, “tự do nhân
quyền”, “tự do dân chủ”, “tự do tôn giáo”, “tự do ngôn luận” và hàng trăm thứ
“tự do” khác - những vấn đề mà theo đúng nghĩa đen của nó đang được cả nhân
loại quan tâm - thì mặc dù vậy vẫn không khỏa lấp và che giấu được bản chất,
mục đích đạt tới, thủ đoạn thấp hèn của những thế lực thù địch đối với
Đảng, nhà nước và dân tộc Việt Nam. Họ kêu gọi thế giới ủng hộ, kêu gọi người
Việt Nam ở trong nước và ngoài nướcđòi “tự do”, đấu tranh vì “tự do” theo
mô hình phương Tây, tự do vô chính phủ, bất chấp luật pháp. Thử hỏi có
quốc gia nào trên thế giới chấp nhận điều đó? Và có quốc gia nào có thể làm ngơ
và không nghiêm trị theo quốc pháp những hành động phá hoại đất nước và dân tộc
như vậy?
Điều
29 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã quy định: Pháp luật hạn chế các quyền
và tự do vì các mục đích bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do
của người khác, cũng như nhằm bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật
tự công cộng, đạo đức và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. Điều 19, Công
ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị (năm 1966) cũng khẳng định: Quyền
tự do có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự công cộng, v.v.
Trong
“Tuyên bố Viên và Chương trình hành động”, cộng đồng quốc tế cũng khẳng định:
“thực hiện quyền con người phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc
và khu vực về lịch sử, văn hóa và tôn giáo…”. Công ước Châu Âu về Nhân quyền
(có hiệu lực từ ngày 03-9-1953), trong khoản 2 của Ðiều 10 quy định: việc thực
thi các quyền bày tỏ quan điểm, trao đổi quan điểm gắn với các hạn chế được cụ
thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia.
Trên
thực tế, mỗi quốc gia đều căn cứ vào nhiều nhân tố: tình hình, đặc điểm truyền
thống, bản sắc văn hóa – xã hội,… mang tính đặc thù để xây dựng hệ thống pháp
luật phù hợp, trong đó có các luật về nhân quyền, quyền công dân, quyền tự do
ngôn luận. Ở đó không thể có thứ “tự do tuyệt đối”, “tự do không giới hạn” mà
không bị hạn chế vì những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, vì an ninh,
sự ổn định xã hội. Bởi, nếu thiếu nó thì mọi nỗ lực của con người hướng tới sự
tự do đích thực đều trở nên vô nghĩa. Cũng vì vậy, nên không phải ngẫu nhiên mà
Liên minh châu Âu cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc
gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền con
người; trong đó, có quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Công ước châu Âu về
nhân quyền. Điều đó cho thấy, quyền con người luôn đặt trong môi trường hoàn
cảnh cụ thể. Thụ hưởng quyền con người còn tùy thuộc vào đạo đức, tôn giáo,
phong tục, tập quán,… cụ thể của từng nơi, của mỗi quốc gia. Không thể áp đặt
quyền con người ở nước này cho nước khác và ngược lại.
Thực
tiễn thế giới cho thấy, quyền con người bao giờ cũng gắn chặt với quyền và
nghĩa vụ công dân. Không
nơi nào và ở bất cứ nơi đâu có sự tồn tại quyền con người một cách tuyệt đối
theo nghĩa muốn làm gì thì làm, bất chấp pháp luật. Thực hiện quyền con người
phải đi đôi với thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Mọi công dân đều có nghĩa
vụ tôn trọng và thực thi pháp luật hiện hành. Bất kỳ ai khi cư trú ở một nước
đều phải chấp hành luật pháp của nước sở tại, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ,
trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trở
lại Việt Nam, trong quá trình tìm đường cứu nước và chỉ đạo thực tiễn cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn lấy “độc lập cho dân tộc, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân” là mục tiêu tối thượng và điều đó được kết tinh ở chân
lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Theo Hồ Chí Minh, giá trị tự do là
thành quả đấu tranh lâu dài chống áp bức, bóc lột của nhân loại; đó là tự do
cho những người nô lệ bị áp bức, bóc lột, “làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được được học hành”1, để tiến lên “thế giới đại đồng”. Chỉ có
chế độ xã hội chủ nghĩa thì mới có đầy đủ điều kiện đảm bảo quyền tự do của mỗi
con người một cách thực sự trên thực tế.
Hiện
nay, ở nước ta, quyền tự do, quyền con người của mỗi công dân được cụ thể hóa
bởi luật pháp và được pháp luật bảo vệ. Cụ thể là, Chương II, Hiến pháp năm
2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản công dân. Ngoài ra, còn có hệ thống các thiết chế để đảm bảo quyền
tự do, dân chủ của mọi công dân trên mọi mặt đời sống xã hội. Đơn cử trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo, không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào thực tiễn
cuộc sống. Đến nay, cả nước có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà
nước thừa nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (tăng gấp 2 lần so với năm
2006), với hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành, gần 26.000 cơ sở thờ tự và trên
30 triệu tín đồ (chiếm 1/3 dân số cả nước). Trong đó, tín đồ Phật giáo khoảng 14
triệu, v.v.
Việc
in ấn, xuất bản kinh sách cũng được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn
giáo đều có báo, tạp chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các tôn giáo.
Chỉ tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn
phẩm liên quan đến tôn giáo. Ngoài ra, quan hệ đối ngoại của các tôn giáo cũng
được Nhà nước tạo điều kiện và ngày càng mở rộng, nhất là quan hệ với các tổ
chức tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng, góp phần
làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước cũng như tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Đó
là sự thật, là bằng chứng sinh động và thuyết phục nhất để bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Thử hỏi rằng, nếu
Việt Nam kỳ thị tôn giáo, hạn chế và đàn áp tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo như luận điệu mà các thế lực thù địch vẫn thường rêu rao thì các tổ
chức tôn giáo ở Việt Nam liệu có thể xác lập vị trí và phát triển ổn định như
hiện nay không? Bức tranh tôn giáo ở Việt Nam có thể phong phú, đa dạng đến như
vậy hay không?
Như vậy, ở Việt Nam, khi mà các quyền tự do của mọi công
dân được hiến định, được hệ thống pháp luật bảo vệ, nhân dân đang được hưởng
cuộc sống tự do, hạnh phúc, thực sự trong thực tiễn thì có cần phải tung hô thứ
khẩu hiệu “Chúng ta là tự do” không? Tất nhiên, ai cũng biết đó là sự lừa bịp,
kích động và mục đích đen tối của những kẻ mang nặng hận thù dân tộc, cố tình
ngược lại bánh xe lịch sử. Mưu toan đó, sự ngoan cố đó chắc chắn sẽ là không
tới đâu - ảo vọng và thất bại
Để
không bị “sa bẫy” với cái gọi là “Chúng ta là tự do” mà các thế lực thù địch,
phản động đang tuyên truyền và để bảo vệ quyền tự do, dân chủ chân chính của
mọi công dân, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, chúng ta cần đẩy mạnh tuyền truyền, giáo dục làm
cho mọi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, nhất là với cái gọi là “Chúng
ta là tự do”. Trong đó, cần tuyên truyền cả ở trong nước và đối với cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài “Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không
tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, làm cho mọi người nhận thức một cách
đầy đủ về quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
Mặt
khác, Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện để người Việt nam ở nước ngoài được về
thăm đất nước, hiểu biết đầy đủ về cuộc sống tự do, hành phúc của nhân dân Việt
Nam; tạo điều kiện để kiều bào ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng
đất nước. Đồng thời, tăng cường quảng bá sâu rộng hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam, những thành tựu nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, an sinh xã
hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế sau 30 năm đổi mới, để họ không mơ
hồ, ảo tưởng, “sa bẫy” của các thế lực thù địch và tích cực tham gia đấu tranh
làm thất bại các hoạt động chống phá theo kiểu như cái gọi là “Chúng ta là tự
do”./.
SỸ HỌA – QUANG HỢP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét