Trong khi cả dân tộc đoàn
kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thì một số người tự
nhân danh “dân chủ” lại có những hành động ngược với sự nỗ lực cao cả đó. Tại
sao vậy? Bởi họ luôn mang trong mình dã tâm hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Các
nhà “dân chủ” luôn rêu rao rằng: từ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đến nay đã đưa đất nước chìm đắm trong cảnh chiến tranh “nồi da nấu thịt”
suốt 30 năm, kìm hãm sự phát triển của đất nước, đẩy nhân dân vào cuộc sống khổ
cực, v.v. Dưới góc nhìn của họ, nguyên nhân của những “sai lầm đáng tiếc” đó là
Đảng Cộng sản Việt Nam, rồi quy chụp Đảng Cộng sản phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân và dân tộc. Trong khi sự thật lịch sử thì ai cũng biết là hoàn toàn
ngược lại. Điều đó cho thấy, những luận điệu mà các nhà “dân chủ” với những
viện dẫn méo mó, không có cơ sở là một sự xuyên tạc trắng trợn, lố bịch. Hơn
thế, từ ngụy biện trên, họ còn tỏ vẻ sáng suốt chỉ ra rằng, sở dĩ Đảng Cộng sản
sai lầm, năng lực lãnh đạo kém là vì đã lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Để “cứu dân,
cứu nước” họ không thể thờ ơ, buộc phải “góp ý”, “đấu tranh” với Đảng. Họ “góp
ý”, họ đấu tranh là vì nước vì dân ư? Thật nực cười cho những kẻ giả nhân, giả
nghĩa “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”.
Người
Việt Nam yêu nước ở trong nước và nước ngoài không lạ gì dã tâm của những nhà
“dân chủ” và cũng thấy rõ hơn qua sự chống phá quyết liệt, điên cuồng đối với
Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự thất vọng tới nước cùng của họ
khi Đại hội thành công. Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta cần nghiên cứu lộ
trình để làm rõ tại sao các
nhà “dân chủ” tập trung chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó thấy rõ hơn
dã tâm thâm độc, nguy hiểm của họ. Việc làm đầu tiên và xuyên suốt của họ
là tập trung xuyên tạc, phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Họ viện dẫn và
lập luận nguyên nhân sụp đổ chế độ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu đầu những năm 90 của thế kỷ trước lý do là do Đảng Cộng sản lấy chủ
nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng tư tưởng. Từ bài học kinh nghiệm đó, hiện nay
hầu hết các nước đều bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, chỉ còn một vài nước xã hội
chủ nghĩa “cứng đầu”, trong đó có Việt Nam là không thức thời, cố tình theo
đuổi. Họ cho rằng: ở thế kỷ XXI mà vẫn lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm “nền tảng
tư tưởng” là tư duy cũ, giáo điều, xơ cứng. Theo họ phải xét lại thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nhất là những nguyên lý cơ bản về
giai cấp, đấu tranh giai cấp và hình thái kinh tế xã hội, v.v. Trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy chủ nghĩa Mác –
Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trước những biến cố
phức tạp của tình hình, Đảng luôn kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin và vận dụng
sáng tạo vào Việt Nam. Ngay trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” - định đề
cách mạng đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh đã viết: “Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lê-nin”; “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”;
“Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam”. Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định bài học số một là: “Phải
chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”.
Thực tế đã chứng minh, vận dụng sáng tạo, không ngừng phát triển lý luận chủ
nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn nước ta là cội nguồn tạo nên những thắng lợi
rực rỡ của cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành công
của Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của 30
năm đổi mới là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều
đó minh chứng hùng hồn cho sức sống vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - không một thế lực
thù địch và phần tử cơ hội chính trị nào có thể bác bỏ. Mọi nỗ lực phủ nhận chủ
nghĩa Mác – Lê-nin đã và đang thất bại và tất yếu sẽ như vậy.
Thực
tế vừa qua cho thấy, ngay trong các nhà “dân chủ” tuy cùng có dã tâm chống phá
nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng thủ đoạn cũng có những điểm
khác nhau. Một số nhà “dân chủ” chống phá toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng
ta, tức là cả chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; số khác, thì phủ
nhận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, ủng hộ giữ lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất nhiên, dù
khuynh hướng nào thì các nhà “dân chủ” cũng đều là một giuộc với dã tâm đen
tối, thâm độc, nguy hiểm. Đối với những nhà “dân chủ” phủ định tư tưởng Hồ Chí
Minh thì xuyên tạc rằng, Hồ Chí Minh là người du nhập vội vàng chủ nghĩa Mác –
Lê-nin chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Nhằm hạ bệ thần tượng của nhân dân
ta, họ ra sức bôi nhọ, hạ thấp công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Thâm độc hơn, họ tung ra luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh
với học thuyết Mác – Lê-nin, v.v. Chính thế giới quan, phương pháp luận Mác –
Lê-nin đã góp phần quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Hồ
Chí Minh luôn dựa trên nền tảng lý luận Mác-xít xem xét thế giới, đứng trên lập
trường của giai cấp vô sản để vạch ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Người khẳng định “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lê-nin
để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lê-nin mà tổng
kết những kinh nghiệm của Đảng ta, có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu
được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương
châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình
nước ta”. Hồ Chí Minh đề cao lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác –
Lê-nin; coi học thuyết đó như: “cái cẩm nang thần kỳ” với ý nghĩa là đứng trên
quan điểm, lập trường, tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin giải
quyết đúng đắn những vấn đề của thực tiễn. Thực chất của việc đòi tách tư tưởng
Hồ Chí Minh ra khỏi chủ nghĩa Mác – Lê-nin của các nhà “dân chủ” là thủ đoạn
phủ định từng bước, tiến tới phủ định hoàn toàn. Trước hết, là phủ định chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tiếp theo phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh rồi tiến tới phủ
định toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Chính niềm tin, sự kiên định, trung
thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo nên
bản lĩnh, sức mạnh, truyền thống, uy tín của Đảng và quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới đất nước đang đặt ra yêu cầu rất cao
đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục nghiên cứu toàn diện, sâu sắc hơn nữa trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn để khẳng định giá trị vĩ đại, sức sống trường
tồn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, bảo vệ và phát
triển lên tầm cao mới.
Chúng
ta biết rằng, mục tiêu xuyên suốt, không thay đổi của các thế lực thù địch,
trong đó có phần tử cơ hội chính trị, các nhà “dân chủ’ là xóa bỏ sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc họ chống
phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta là bước đi trong lộ trình đó - một âm mưu,
thủ đoạn thâm độc của chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt
Nam.
HẢI ÂU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét