Những ngày gần đây, dư luận đang bàn nhiều về
ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như người Phương Tây. Và đặc
biệt, khi
nhà văn trẻ Tuệ
Nghi đã kịch liệt phản đối phong tục ăn Tết cổ truyền và
theo nhà văn trẻ này cho rằng: “Hà cớ
gì Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn””? Tuy nhiên, ý kiến đó đã nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.
Điều bất ngờ là rất
đông trong số những ý kiến phản đối lại chính là các bạn học sinh, sinh viên -
những người thuộc thế hệ trẻ. Một lớp thế hệ luôn bị cho là có lối sống quá
hiện đại, Tây hoá, sính ngoại, đang lãng quên dần những giá trị văn hoá truyền
thống... Kể cả đó từng là những bạn trẻ từng, đang sống, học tập ở nước ngoài
lâu năm. Vì với họ, càng xa nhà lâu, càng đi nhiều biết nhiều, lại càng thấm
thía những ý nghĩa tinh thần không thể thay thế của ngày Tết Nguyên đán.
Thiết nghĩ, với việc đất nước ta đang
trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tuy nhiên hội nhập
không có nghĩa là “hòa tan”. Mỗi một quốc gia, dân tộc luôn mang trong mình
những bản sắc văn hóa, làm tôn chỉ để phân biệt quốc gia, dân tộc này với quốc
gia dân tộc khác. Và khi bàn về định hướng cho sự phát triển nền văn hóa toàn
cầu, Liên hiệp quốc đã khẳng định: Không phát triển kinh tế đơn thuần, một
chiều, bất chấp tất cả và càng không hy sinh văn hóa để đổi lấy phát triển kinh
tế. Điều đó cho thấy, những giá trị văn hóa đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi
người dân, trở thành phong tục, truyền thống tốt đẹp thì không thể lãng quên
hoặc vứt bỏ. Có hay chăng, chúng ta nên hạn chế, khắc phục những cái gọi là lợi
dụng Tết cổ truyền để chuộc lợi, làm vấy bẩn lên những giá trị thiêng liêng,
quý báu từ ngàn đời…
LÊ ANH DŨNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét